NỀN TẢNG DỮ LIỆU SỐ HÓA DỊCH VỤ ĐÁNH GIÁ KHOA HỌC VÀ ĐỊNH GIÁ CÔNG NGHỆ

Science and technology evaluation service platform

DNKNST- công ty TNHH EI3 GLOBAL được lựa chọn tư vấn, tiếp cận kết quả nghiên cứu từ Học viện nông nghiệp về công nghệ sản xuất mứt đông từ quả thanh long để thương mại hóa KQNC.

Chia sẻ trên :
10-07-2024 224 lượt xem
Buổi làm việc tại công ty

Đây là dự án của nhóm thực hiện nhiệm vụ của Học viện Nông nghiệp được giới thiệu kết quả nghiên cứu tiếp cận tới công ty TNHH EI3 GLOBAL để tiếp tục phối hợp cùng nhóm tác giả hoàn thiện kết quả nghiên cứu. Công ty TNHH EI3 GLOBAL bắt đầu hoạt động từ ngày 17 tháng 05 năm 2022 với nhiều ngành nghề kinh doanh.

Đơn vị tư vấn và các chuyên gia tư vấn đã hỗ trợ tư vấn doanh nghiệp hoàn thiện dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo với các nội dung thiết thực về: quản lý doanh nghiệp (tư vấn tài chính); thành lập doanh nghiệp KHCN; sở hữu trí tuệ; đánh giá, định giá công nghệ; truyền thông; tiếp nhận kết quả nghiên cứu từ viện, trường để đưa vào sản xuất kinh doanh. Tư vấn thành lập doanh nghiệp KH&CN; Tư vấn Tư vấn quản lý tài chính doanh nghiệp; Tư vấn Sở hữu trí tuệ; nhằm mục đích thương mại hóa kết quả nghiên cứu đưa vào sản xuất.

Cùng với sự phát triển của Cách mạng 4.0, nền nông nghiệp Việt Nam cũng chuyển mình theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, và đảm bảo phát triển bền vững. Sản xuất nông nghiệp hiện đại trước tiên phải đảm bảo an ninh lương thực và sinh kế cho người nông dân. Bên cạnh đó, công nghệ cao cần được áp dụng để tạo bước đột phá về năng suất và chất lượng nông sản, nâng cao giá trị và tính cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, đồng thời bảo vệ nguồn tài nguyên và hệ sinh thái nông nghiệp.

Toàn cảnh buổi làm việc tại công ty

Ðể góp phần phát triển nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn và bền vững, nhiều nhà khoa học của Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã và đang đi tiên phong trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu như công nghệ gen và tế bào, chọn tạo giống, vắc xin và chế phẩm sinh học, thể chế và chính sách nông nghiệp, quy hoạch và quản lý tài nguyên…

Để nâng cao giá trị gia tăng cho quả thanh long và đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ thanh long trên thị trường, việc tạo ra các sản phẩm chế biến ngay tại vùng nguyên liệu thanh long dồi dào là yêu cầu cấp thiết để giải quyết vấn đề tiêu thụ trong những lúc nguyên liệu dư thừa vào mùa vụ chính hoặc nguyên liệu không đáp ứng tiêu chuẩn cho tiêu dùng dạng tươi và xuất khẩu. Hiện tại trên thị trường đã có một số sản phẩm chế biến từ thanh long trắng và thanh long đỏ như rượu vang, thanh long sấy dẻo, nước quả…Trên thế giới, sản phẩm mứt đông đã được sử dụng rộng rãi từ những năm đầu của thế kỉ 19. Nguyên liệu sản xuất mứt đông vô cùng đa dạng như cam, dâu tây, anh đào, việt quất, dứa, đu đủ…do đó sử dụng thanh long ruột đỏ làm nguyên liệu cho sản xuất mứt đông là một hướng đi đầy tiềm năng.

Trong quá trình chế biến mứt đông thì pectin là phụ gia chính giúp tạo đông trong mứt. Hiện tại ở Việt Nam, phụ gia pectin được nhập khẩu 100% từ châu Âu nên có giá thành cao, phải nhập hàng với số lượng lớn hoặc có loại bán ở chợ đen không rõ nguồn gốc xuất xứ nên không đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Trong khi đó, vỏ quả thanh long - phế thải của công nghệ chế biến các sản phẩm thanh long chứa hàm lượng pectin rất cao, tới 26,38% chất khô vỏ quả.

Tận dụng đặc tính ưu việt này, trong quá trình chế biến mứt từ quả thanh long, nghiên cứu này sử dụng chính vỏ quả thanh long để bổ sung vào khối pure thịt quả nhằm tạo đông cho mứt mà không cần thiết phải sử dụng phụ gia pectin từ bên ngoài. Việc sử dụng vỏ quả thanh long để thay thế pectin không những giúp doanh nghiệp chế biến chủ động về sản xuất, nâng cao giá trị cho quả thanh long, giảm giá thành sản phẩm mà còn góp phần xử lý phế phụ phẩm trong công nghiệp chế biến thanh long, giúp bảo vệ môi trường. Việc sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có và nhân công tại địa phương giúp hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.

Đại diện các chuyên gia cho rằng hiện nay có rất nhiều quỹ hỗ trợ khởi nghiệp như quỹ đổi mới sáng tạo quốc gia, quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ đều có nội dung tài trợ nhiệm vụ này.

Các nội dung tư vấn về đánh giá, định giá công nghệ được các chuyên gia do đơn vị tư vấn công ty Redmedia và đại diện của nhóm thực hiện nhiệm vụ thuộc nhiệm vụ đề án 844 – nền tảng hỗ trợ phát triển thị trường ĐMST, phát triển các nền tảng trực tuyến liên kết kết nối các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST của Viện Đánh giá Khoa học và Định giá công nghệ, đã tư vấn đầy đủ, chuyên nghiệp, có những gợi mở áp dụng thực tiễn vào doanh nghiệp để góp phần hoàn thiện dự án khởi nghiệp của nhóm thực hiện. Kết quả nghiên cứu thuộc số hóa về đánh giá, định giá công nghệ do Viện Đánh giá cung cấp và các hoạt động tư vấn.

Mục tiêu chung của nền tảng: Thúc đẩy phát triển thị trường cho doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST.

Thu hút sự tham gia của các nền tảng trực tuyến sẵn có, mua, bán các sản phẩm của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Khuyến khích sử dụng các sản phẩm của doanh nghiệp KNST trong các chương trình, dự án mua sắm công.

Phát triển các nền tảng tạo điều kiện để doanh nghiệp KNST giải quyết các bài toán của khu vực nhà nước, các doanh nghiệp lớn, tập đoàn trong và ngoài nước.

Khai thác có hiệu quả các ứng dụng công nghệ thông tin trực tuyến, tương tác để tăng cường liên kết giữa các chủ thể trong hệ sinh thái, khai thác các nguồn lực trong nước và nước ngoài cho khởi nghiệp ĐMST, tạo không gian cho doanh nghiệp khởi nghiệp giải quyết các vấn đề của xã hội, doanh nghiệp…

Từ việc tư vấn về công nghệ sản xuất mứt đông từ quả thanh long, doanh nghiệp tiếp tục được tư vấn về vốn đầu tư để mua bán chuyển giao kết quả nghiên cứu từ Viện, trường vào sản xuất, đặc biệt được tư vấn về việc thành lập doanh nghiệp KHCN, doanh nghiệp khởi nguồn, tạo đà để phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Bài, ảnh: Ánh Tuyết



Chia sẻ trên :

Bài viết khác

Khơi thông điểm nghẽn thị trường KH&CN ở Việt Nam

Ngày 12/7/2023, Viện Đánh giá Khoa học và định giá công nghệ, Bộ KH&CN tổ chức Hội thảo Kết nối nhằm giới thiệu, khảo sát, đánh giá kiểm định nền tảng Tech Valu – Platform hỗ trợ phát triển thị trường cho Viện Nghiên cứu, Trường Đại học tại thành phố Đà Nẵng.

ỨNG DỤNG CỦA NỀN TẢNG TECHVALUE VỚI VIỆC HỖ TRỢ MẠNG XÃ HỘI CHUYỂN ĐỔI SỐ VICONEXT

Mạng xã hội chuyển đổi số Viconext đã tạo những bước chuyển mới trong quá trình khởi nghiệp của công ty

Giải pháp để nông nghiệp Việt Nam trở thành nông nghiệp thông minh

AGRHUB tập trung vào việc nghiên cứu và phát triển các giải pháp nông nghiệp thông minh, giúp người nông dân dễ dàng áp dụng các tiến bộ công nghệ như Internet kết nối vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data) và máy học (Machine Learning) vào việc quản lý và giám sát nông trại, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí canh tác nhưng chất lượng và sản lượng nông sản luôn đạt năng suất cao nhất.

Hội thảo "Thực trạng Tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018-2022 và đề xuất giải pháp nâng cao chỉ số tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị đến năm 2030

Ngày 28/12/2023, Sở KH&CN tỉnh Thái Nguyên phối hợp Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ - VISTEC (Bộ KH&CN) tổ chức Hội thảo “Thực trạng Tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018-2022 và đề xuất giải pháp nâng cao chỉ số tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị đến năm 2030”. Dự và chủ trì Hội thảo có bà Nguyễn Hồng Anh – Phó Viện trưởng Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ; ông Đinh Bộ Sơn – Phó Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Thái Nguyên. Tham dự Hội thảo có các sở, ngành liên quan; hiệp hội doanh nghiệp tỉnh và đại diện một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Dự án AGRHUB được giới thiệu đến công ty nhà máy xanh DNA nhằm tiếp cận, hỗ trợ, chuyển giao kết quả nghiên cứu

Tập trung nghiên cứu và phát triển các giải pháp nông nghiệp thông minh toàn diện, AgrHub, dự án được giới thiệu đến công ty nhà máy xanh DNA nhằm tiếp cận, hỗ trợ hoàn thiện và chuyển giao kết quả nghiên cứu

Định hướng giải pháp Marketting toàn diện

Ngày 16/4/2024 đã diễn ra buổi làm việc giữa đơn vị tư vấn triển khai hỗ trợ tư vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo theo đề án của Viện Đánh giá, các chuyên gia tư vấn và Công ty TNHH A EVENT

DNKNST- công ty TNHH xây dựng và cảnh quan Anh Dũng được lựa chọn tư vấn, tiếp cận dự án “Nghiên cứu lai tạo và nhân giống Invitro hoa lan hồ điệp” nhằm hỗ trợ, thương mại hóa KQNC

Mô hình lai tạo và nhân giống invitro hoa lan hồ điệp, sản phẩm của nhóm nghiên cứu được giới thiệu đến công ty TNHH Xây dựng và Cảnh quan Anh Dũng để doanh nghiệp tiếp cận, hỗ trợ dự án thằm thương mại hóa KQNC.

Giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ để phát triển mô hình kinh doanh nghiện cứu khoa học và công nghệ khởi nguồn

Ngày 30/5/2023, tại tỉnh Ninh Thuận, Viện Đánh giá Khoa học và định giá công nghệ, Bộ KH&CN phối hợp với Sở khoa học và công nghệ tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị Kết nối nhằm giới thiệu, khảo sát, đánh giá kiểm định nền tảng Tech Valu – Platform hỗ trợ phát triển thị trường cho các startup, trong khuôn khổ nhiệm vụ Hỗ trợ phát triển thị trường cho doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST; phát triển các nền tảng trực tuyến liên kết, kết nối các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST thuộc Đề án 844,